Test Footer 2

Quản Trị Mạng Trên Ubuntu Server

Quản Trị Mạng Trên Ubuntu Server

Ưu Điểm :

– Linux hoàn toàn không có Virus
– Bạn phải cài lại windows mấy lần một tháng?
– Linux bảo vệ dữ liệu quí giá của bạn.
– Đừng trả 300$ cho hệ điều hành.
– Tự do muôn năm
– Vì sao cài đặt xong hệ điều hành bạn vẫn phải cài thêm các ứng dụng nữa.
– Forget about drivers
– Mọi chương trình trong máy được cập nhật tự động 100%
– Vì sao phải dùng chương trình bất hợp pháp trong khi còn rất nhiều chương trình mạnh hơn và miễn phí?
– Bạn cần cài chương trình mới?. Không cần phải kiếm đâu xa, linux có mọi thứ chỉ bằng vài cái click chuột
– Sử dụng giao diện đồ họa thế hệ mới
– Cuộc sống kĩ thuật số của bạn có bị phân mảnh không?
– Sử dụng bất kì giao diện nào nếu bạn muốn
– Vì sao windows chạy ngày càng chậm
– Do something for the environment
– No back doors in your software
– Hỗ trợ kĩ thuật miễn phí bất cứ lúc nào
– Quá nhiều cửa sổ làm việc trên màng hình? Hảy dùng nhiều không gian làm việc
– Không cần đợi 10 năm để sửa lỗi chương trình.
– Vì sao bạn phải khởi động lại máy thường xuyên
– Đừng vứt máy tính cũ của bạn đi, nó còn rất có ích
– Giải trí với hàng trăm games mã nguồn mỡ và miễn phí
– Cứu đất nước của bạn và chính bạn thoát khỏi ưu thế độc quyền của Microsoft
– Chat với người dùng IRC, Yahoo, AIM, MSN, … với chỉ một chương trình
– Nghe nhạc với chương trình cực kì đa năng
– Xem dự báo thời tiết

Mọi người xem những phân tích trên tại : http://www.whylinuxisbetter.net/index_vi.php?lang=vi

Vì mọi phân tích đả có ở đó, nên tôi sẽ không phân tích lại ưu điểm của Ubuntu – Linux, tôi chỉ phân tích về khuyết điểm.


Nhược Điểm :

Trước tiên là những mặt hạn chế của Ubuntu – Linux và những nhìn nhận theo hướng tích cực.

Trong một thời gian dài, tôi đã có đọc báo về CNTT và các báo khác nhưng cũng liên quan đến CNTT, kết hợp với đó là việc tìm tài liệu trên mạng, và những gì thu thập được từ ý kiến người dùng và kể cả trên quan điểm của tôi. Tôi xin trình bày một số lí do, mà “người dùng” thường cho rằng đó là hạn chế của Ubuntu nói riêng và Linux nói chung.

– Người dùng được hệ điều hành này phải là người thành thạo
– Phần cứng ít được hỗ trợ
– Phần mềm ứng dụng chưa tinh xảo và đáp ứng được nhu cầu.
– Thiếu chuẩn hóa thống nhất
– Chính sách hỗ trợ khác hàng thiếu nhất quán và tốn kém
– Nhiều ứng dụng không có giao diện GUI
– Có quá nhiều lệnh phải nhớ
– Khó khăn trong việc cài đặt, nâng cấp và quản lí các ứng dụng.
– Ít phổ biến và số người dùng không quá 1% trên tổng số người dùng máy tính
– Ít tìm được các ứng dụng của Linux trên mạng
– Các chương trình của Windows không thể chạy trên Ubuntu và ngược lại
– Không có Games

Giờ thì chúng ta sẽ tiến hành phân tích theo khía cạnh tích cực cho từng mặt hạn chế.

– Người dùng được hệ điều hành này phải là người thành thạo: Về mặt này, ai cũng nghĩ đây là một hạn chế rất lớn, nhưng xin thưa với các bạn là hoàn toàn không phải như vậy. Ubuntu là một hệ điều hành có trọng tâm hướng tới cả đối tượng dùng là người phổ thông. Thế nên, không cần chúng ta phải là người dùng thành thạo thì chúng ta mới có thể sử dụng Ubuntu. Vấn đề chính là nằm ở các bạn, khi các bạn dùng máy vi tính, hầu hết trong số các bạn đều dùng hệ điều hành windows, vì vậy, các bạn mang trong mình nặng tư tưởng của windows. Thế nên khi có một sự đối mới khác, các bạn sẽ thích nghi rất chậm chạp. Nhưng tôi tin là nếu mọi người duy trì dùng hệ điều hành mới này một thời gian ngắn, khoảng ít hơn 6 tuần nhưng lâu hơn 4 tuần, các bạn sẽ thấy rằng việc sử dụng hệ điều hành này không quá khó như các bạn từng nghĩ. Thậm chí dễ hơn cách bạn học dùng windows trước đây.

– Phần cứng ít được hỗ trợ: Ồ, đây là một nhận định sai lầm. Ubuntu nói riêng và Linux nói chung hỗ trợ phần cứng rất tốt, và chạy được trên tất cả các cấu trúc máy tính. Ubuntu có thể hoạt động trên những chiếc máy tính được sản suất những năm 1995 hay thậm chí là các máy tính hiện đại nhất bây giờ. Với một chiếc máy tính cũ kĩ, bạn không thể chạy nổi Windows XP, nhưng xin đừng vứt nó đi. Bạn có thể dùng nó để chạy Ubuntu rất tốt đấy. Một số bạn cho rằng Ubuntu không thể nhận được webcam, nhưng thực ra không phải như vậy. Ubuntu có thể nhận được Webcam, và hoàn toàn không có vấn đề gì cả. Nhưng cách cài đặt webcam trên Ubuntu sẽ phải trải qua nhiều bước hơn Windows. Và dĩ nhiên là nó sẽ không khó tí nào.

– Phần mềm ứng dụng chưa tinh xảo và đáp ứng được nhu cầu: Điều này cũng là nhận định thiếu chính xác. Nó chỉ đúng trong những năm trước đây khá lâu thôi. Còn hiện giờ trên Ubuntu nói riêng, và trên Linux nói chung, có rất nhiều gói phần mềm miễn phí có thể thay thế được cho những phần mềm với cái phí đắt đỏ trên Windows. Và chúng ta hoàn toàn có thể dùng những phần mềm này để phục vụ cho mục đích của chúng ta. Vấn đề chỉ nằm ở chỗ là để thích nghi với những phần mềm mới này chúng ta phải mất một ít thời gian. Nhưng các bạn yên tâm, sẽ không quá lâu đâu. Và dĩ nhiên là những phần mềm này đều là Free cả, nên các bạn có thể update nó thường xuyên mà không cần phải lo gì về bản quyền cả. Tin tôi đi, những phần mềm này rất tuyệt. (Để tham khảo thêm danh sách phần mềm có thể thay thế cho các phần mềm trên Windows các bạn có thể vào trang Wiki của Ubuntu-Vn để tham khảo)

– Thiếu chuẩn hóa thống nhất : Vì linux thuộc dự án phần mềm mã nguồn mỡ nên bất cứ ai cũng có thể tự mìng đóng góp, chính sửa và thậm chí là phân phối lại. Và chính vì điều này nên trên thế giới tồn tại rất nhiều nhà phân phối Linux với hàng chục, thậm chí là hàng trăm bản Linux khác nhau mà một vài cái tên các bạn đã không ít lần nghe qua, ví dụ như Fedora, RedHat, CentOS, Slackware, BackTrack, OpenSUSE, Debian, … hay ngay cả HacaoLinux, Vietkey Linux, … và các bạn sẽ gặp khó khăn trong lúc chọn. Nhưng theo tôi, tôi vẫn nghĩ không nên dùng từ “khó khăn” mà nên dùng từ “thoải mái”. Vâng, các bạn sẽ thoải mái lựa chọn cho mình một hệ điều hành Linux, vì tất cả đều tuyệt như nhau. Nhưng nếu là tôi, tôi khuyên bạn nên chọn Ubuntu.

– Chính sách hỗ trợ khác hàng thiếu nhất quán và tốn kém: Có lẽ điều này chỉ thích hợp cho các bản Linux dùng cho Sever, vì nếu bạn dùng Linux cho Sever thì một sự hỗ trợ tốt từ nhà sản xuất là cần thiết, ngay cả Windows cũng vậy thôi. Nhưng nếu bạn dùng một bản Linux cho gia đình thì điều này không cần thiết, vì sao ư? Rất đơn giản, Linux có một cộng đồng rất lớn và nhiệt tình, họ sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng mà không phải mất bất kì chi phí nào, và có thể bạn sẽ còn được nhận một chiếc CD Linux từ họ. Quá tốt, đúng không nào.

– Nhiều ứng dụng không có giao diện GUI : Đúng vậy, nhưng những ứng dụng đó chỉ dành cho các chuyên gia có kinh nghiệm và bản thân họ cũng cảm thấy điều đó là cần thiết. Còn những ứng dụng khác như trình nghe nhạc, hay là đồ họa, hay xem phim, … không ai dùng giao diện CLI cả. Vì không ai có thể xem web, nghe nhạc hay xem phim bằng giao diện CLI.

– Có quá nhiều lệnh phải nhớ: Đúng vậy, lệnh là một phần của Linux, thiếu lệnh thì Linux sẽ không còn ý nghĩa gì cả. Nhưng các bạn không phải lo, và thậm chí các bạn cũng không cần phải nhớ hết chúng làm gì. Vì các bạn có thể thao tác mọi thứ trên Linux bằng những cái click và rê chuột như trên Windows, và đó cũng là lí do GNOME, KDE, FLUXBOX hay XFCE ra đời. Riêng tôi, ngoài lệnh Exit ra khỏi Terminal thì lúc này có ai bảo tôi nêu một vài lệnh minh họa tôi cũng sẽ lúng túng.

– Khó khăn trong việc cài đặt, nâng cấp và quản lí các ứng dụng: Hiện nay trên Ubuntu đều có các chương trình hỗ trợ bạn làm việc này. Vì thế, đây giờ không còn là một khó khăn đáng nói nữa. Mà nó đã trở thành một vấn đề rất bình thường. Và còn có thể nói trên ubuntu bạn có thể cài đặt chương trình và tháo gỡ sạch sẽ chương trình một cách dễ dàng vì Ubuntu cung cấp cho bạn tới 4 cách cài đặt và cũng đúng bấy nhiêu cách gỡ bõ chương trình. Rất sướng đúng không nảo.

– Ít phổ biến và số người dùng không quá 1% trên tổng số người dùng máy tính: Đúng vậy, vì mọi người vẫn còn mang nặng tư tưởng của Windows nên rất ít muốn thay đổi qua Linux. Vì thế họ không chọn Linux, nhưng với xu hướng phát triển hiện này, Linux sẽ nhanh chóng chiếm thị phần lớn và thậm chí là đánh gục gã khổng lồ Windows. Và bằng chứng là hiện nay, Windows đã nhận xét rằng Linux là đối thủ đáng ngại hơn cả Mac OS X của Apple. Và các bạn cũng đừng nghĩ về con số 1% ấy mà sợ rằng bạn quá cô đơn khi bạn dùng Linux, 1% trong vài triệu người dùng máy tính thì không phải là một con số nhỏ đâu. Và dĩ nhiên là 1% ấy gắn kết rất chặt trong một thứ, mà người ta gọi đó là “cộng đồng”.

– Ít tìm được các ứng dụng của Linux trên mạng: Hầu hết các ứng dụng của Linux đã được tích hợp trong CD chứa Linux, nên các bạn không cần phải đi đâu tìm thêm cả. Còn nếu các bạn vẫn muốn tìm thêm thì xin các bạn hãy và trong trang web http://google.com trong đây có tất cả mọi thứ bạn cần. À, mà cũng nên cho các bạn một vài con số chứ nhỉ, đó là hiện nay các phần mềm “miễn phí” chạy trên Linux đang có ở khoảng … 100.000 phần mềm. Chà, một con số ấn tượng nhỉ, và càng ấn tượng hơn với chữ “miễn phí – Free”.

– Các chương trình của Windows không thể chạy trên Ubuntu và ngược lại: Đây cũng là một vấn đề được các bạn đề cập rất nhiều. Nhưng theo tôi nghĩ, tại sao bạn lại cần chạy những chương trình của windows trên ubuntu trong khi ubuntu có hàng chục ngàn phần mềm sẵn sàng cho bạn chạy. Okie, có lẽ bạn bảo là “tôi thích phần mềm đó”, được thôi, hãy cài đặt Wine, nó sẽ giúp cho các bạn rất nhiều. Hoặc là làm như cách tôi đang làm, cài đặt VirtualBox OSE và cài đặt windows trên đó. Vậy là bạn chạy được các ứng dụng của Windows rồi nhé.

– Không có Games: ÔI, các bạn đã bao nhiêu tuổi rồi mà còn nghĩ về Games chứ. À, mà muốn một tí giải trí cũng không sao. Trong Ubuntu có một vài games nhỏ cho bạn đấy. Là games nhỏ thôi, nhưng muốn tới level cuối cùng thì cũng làm bạn phải chảy mồ hôi đó. Và còn một số games trên web cũng rất hay, hy vọng là bạn sẽ thích chúng.


--> Kết luận


Ubuntu – Linux sẽ còn phát triển trong những năm tới, và ngày càng hoàn thiện hơn. Vì thế bạn không phải lo gì về việc một ngày nào đó Ubuntu – Linux sẽ không còn.

Và kết luận của tôi là : Ubuntu – Linux thật tuyệt vời.
Share on Google Plus

About Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét